Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹovặtcôngnghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹovặtcôngnghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Trung Quốc giới thiệu nền tảng NFT quốc gia

 Một mạng lưới blockchain dùng để quản lý và khởi tạo NFT được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn vừa đi vào thử nghiệm.

Theo SCMP, mạng lưới dịch vụ chuỗi khối Blockchain Service Network (BSN) là nền tảng được hậu thuẫn bởi nhà nước Trung Quốc. BSN được tạo ra để hỗ trợ khởi tạo, quản lý các NFT của nước này. Bước đi trên đánh dấu quan trọng trong việc tạo ra một “ngành công nghiệp mới” ở quốc gia tỷ dân, tách biệt với thị trường toàn cầu và không liên kết với loại tiền số nào.


BSN cho biết cơ sở hạ tầng của nền tảng, được gọi chung là Chứng chỉ Kỹ thuật số được phân phối bởi BSN (BSN-DDC) sẽ cung cấp “một điểm tập trung đa dạng, minh bạch và đáng tin cậy” cho các doanh nghiệp khởi tạo, quản lý NFT của riêng họ. Theo SCMP, mạng lưới này không phụ thuộc vào tiền số, loại tài sản đang bị cấm tại Trung Quốc. Trong khi đó, phần lớn NFT đang lưu hành là một phần của blockchain Ethereum (ETH).

Trung Quốc giới thiệu nền tảng NFT ‘quốc dân’, không liên kết với tiền. Ảnh: SCMP.

BSN được hỗ trợ vận hành bởi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc China Mobile, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán được nhà nước điều hành China UnionPay và Trung tâm Thông tin State Think Tank của chính phủ. Trong thông báo, đơn vị phát triển cho biết họ có kế hoạch ra mắt BSN-DDC vào cuối tháng 3.


Bên cạnh 3 đối tác lớn, hệ thống của Trung Quốc có sự tham gia của 26 công ty sáng lập. Trong danh sách có mặt đơn vị blockchain của công ty kế toán Ernst & Young, Trung tâm Nghệ thuật Kỹ thuật số Châu Á, Trung tâm Trao đổi Tác phẩm Nghệ thuật và Văn Hóa Quốc tế Hải Nam.


NFT là loại tài sản kỹ thuật số được xác thực và giao dịch trên các blockchain công khai. NFT không bị cấm tại Trung Quốc. Một số doanh nghiệp công nghệ lớn của quốc gia tỷ dân như Ant Group, Alibaba, Tencent, JD.com, Baidu… đã tung ra NFT của riêng mình dưới tên “Bộ sưu tập kỹ thuật số”.


Tuy nhiên, các blockchain nổi tiếng, nền tảng phi tập trung là bất hợp pháp ở Trung Quốc. Theo ông He Yifan, Giám đốc Điều hành bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của BSN, chính phủ nước này yêu cầu các hệ thống Internet xác minh danh tính người dùng và cho phép cơ quan quản lý can thiệp trong trường hợp có hoạt động bất hợp pháp.


Để khắc phục vấn đề, BSN chuyển sang sử dụng công nghệ blockchain mở (OPB). Đây là nền tảng chuỗi khối có thể được quản lý bởi một nhóm chỉ định, không còn phi tập trung.


BSN-DDC đã được tích hợp với 10 OPB. Bao gồm những phiên bản tương thích với blockchain quốc tế như Ethereum, Corda. Bên cạnh đó, hệ thống cũng hỗ trợ Fisco, Bcos, những blockchain nội địa .


Chi phí khởi tạo NFT có thể được thanh toán bằng NDT, tiền pháp định của Trung Quốc. Theo BSN, giá để đúc một NFT trên nền tảng này vào khoảng 0,05 NDT (tương đương 0,7 UScent), thấp hơn nhiều chuỗi khối khác. Đơn vị vận hành kỳ vọng BSN-DDC sẽ tạo ra hơn 10 triệu NFT để hoàn vốn.


Các NFT hiện được sử dụng chủ yếu để xác thực tác phẩm nghệ thuật số. Tuy nhiên, ông He Yifan cho rằng thị trường lớn nhất của công nghệ này là quản lý, kiểm định như biển số ôtô. Một hệ thống như vậy sẽ cung cấp cho chủ sở hữu phương tiện, chính phủ và công ty bảo hiểm quyền truy cập vào dữ liệu quãng đường đi, động cơ và lịch sử sửa chữa.

Tổng Thống El Salvador bị yêu cầu từ bỏ Bitcoin

 Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tiền mã hóa có nhiều rủi ro và yêu cầu El Salvador ngừng quá trình hợp pháp hóa Bitcoin.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc giục quốc gia vùng Trung Mỹ ngừng xem Bitcoin (BTC) là đồng tiền hợp pháp do IMF cho rằng BTC có rủi ro cao. Họ cũng cảnh báo đất nước sẽ gặp nhiều cản trở khi đi vay từ các định chế đa quốc gia nếu đưa Bitcoin vào lưu thông tiền tệ.


Kế hoạch vay 1,3 tỷ USD từ IMF của El Salvador trong năm 2021 đã bị tạm dừng do các quan ngại về Bitcoin. Giám đốc IMF, người quản lý quỹ đầu tư của 190 quốc gia thành viên cho rằng Bitcoin có thể gây nguy hại cho “tính ổn định và an toàn nền tài chính thế giới cũng như quyền lợi của người tiêu dùng”.


Ngoài ra, IMF nhận định trong một báo cáo công bố hôm 25/1 rằng BTC đang tạo gánh nặng cho nợ công của El Salvador. Vị giám đốc đề nghị chính quyền nước này “bỏ điều khoản chấp nhận BTC là tiền tệ hợp pháp trong bộ luật về Bitcoin”.

Tổng thống El Salvador trong buổi chia sẻ về "thành phố Bitcoin". Ảnh: Financial Times.

Các thành viên khác trong hội đồng thống đốc và ban giám đốc của IMF cũng bày tỏ thái độ ngần ngại với trái phiếu được bảo chứng bằng Bitcoin mà El Salvador dự định phát hành. Theo Financial Times, loại trái phiếu đặc biệt này sẽ được phân phối bởi sàn giao dịch tiền mã hóa Bitfinex.


Blockstream, công ty chuyên về blockchain, đơn vị tư vấn cho chính quyền tổng thống Nayib Bukele tin rằng việc phát hành qua Bitfinex sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân. “Chúng tôi tin rằng loại trái phiếu này giúp Bitcoin được chấp nhận rộng rãi hơn và tạo ra một hướng đi mới cho các tài sản gắn với BTC”, Samson Mow, giám đốc chiến lược tại Blockstream chia sẻ.


El Salvador là quốc gia đầu tiên và duy nhất tính đến nay hợp pháp hóa Bitcoin. Tổng thống nước này, ông Nayib Bukele là một ngôi sao trong giới đầu tư tiền mã hóa khi liên tục thông báo mua BTC mỗi khi thị trường điều chỉnh. Ông Nayib từng chia sẻ một nửa khoản tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu bảo chứng bằng BTC sẽ được dùng để đầu tư tiền số.


Quốc gia vùng Trung Mỹ bắt đầu mua Bitcoin từ cuối tháng 9/2021. Theo Bloomberg, El Salvador mua vào BTC xung quanh vùng giá 50.000 USD. Quỹ đầu tư công của quốc gia này đang nắm giữ ít nhất 1.801 Bitcoin.


Hiện tại, BTC có giá khoảng 37.700 USD, giảm 45% từ mức đỉnh 69.000 USD vào đầu tháng 11/2021. El Salvador ước tính đang lỗ gần 20 triệu USD từ khoản đầu tư vào Bitcoin.


Việc El Salvador "thua lỗ" khi đầu tư Bitcoin có thể xem như một thất bại trong ngắn hạn. Tuy nhiên về dài hạn khi BTC hồi phục, El Salvador sẽ có lợi. Ngoài ra chính sách cởi mở với tiền mã hóa cũng thu hút các startup blockchain. El Salvador công nhận quyền thường trú nhân ngay lập tức đối với các nhà đầu tư đã mua hơn 100.000 USD trái phiếu chính phủ được phát hành bằng blockchain.

Dấu chấm hết cho đồng tiền ổn định của Facebook

 Facebook rao bán phần lớn tài sản bảo trợ cho dự án Diem. Các cơ quan pháp lý nói không với đồng tiền ổn định giá của Meta.

Hiệp hội Diem, với tên cũ là Libra, dự án tiền số được Facebook (hiện đổi tên thành Meta) xây dựng dần đi vào hồi kết. Theo Bloomberg, tổ chức này đang bán tháo phần lớn tài sản của họ để trả lại tiền vốn cho các nhà đầu tư.

Diem đang hợp tác với các ngân hàng đầu tư nhằm hỗ trợ họ định giá tài sản và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Hiệp hội này cũng giúp các kỹ sư của dự án sớm tìm bến đỗ mới.

Diem là dự án tiền số ổn định giá (stablecoin) đầy tham vọng của Facebook nhằm hỗ trợ cho thanh toán điện tử và chuyển tiền trong nội bộ mạng lưới do Meta sáng lập. Dù có nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thanh toán như Visa hay Mastercard tham gia, dự án gặp nhiều cản trở từ các cơ quan chính phủ.

Các đối tác của Diem được đăng trên trang chủ của họ. Ảnh: Diem.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg phải tham gia đợt điều trần trước Quốc hội Mỹ do các quan ngại về dự án stablecoin Diem vào cuối tháng 10/2019. Nhiều đối tác đã quay lưng với mạng lưới sau giai đoạn này. Nhà sáng lập dự án, David Marcus đã rời Meta vào tháng 11/2021.


Stablecoin hay tiền ổn định giá là đồng tiền mã hóa được ra đời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do sự biến động giá của thị trường tiền số bằng việc neo chúng với USD. Stablecoin thường được dùng để làm trung gian trao đổi với các đồng tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum.

Facebook đã ủy quyền cho ngân hàng Silvergate Capital đứng ra phát hành đồng stablecoin Diem, đồng thời chuyển trụ sở hoạt động của dự án từ Thụy Sỹ về Mỹ. Diem là dạng stablecoin được neo theo USD, có nét tương đồng với nhiều đồng tiền ổn định đang có trên thị trường như USDT.

Theo Bloomberg, sau thời gian dài trao đổi qua lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không đảm bảo ngân hàng Silvergate có quyền được phát hành Diem. Dự án đi vào ngõ cụt khi không nhận được sự ủng hộ từ FED.

Tương lai các kỹ sư làm việc tại Diem trở nên mịt mờ, tài sản và bằng sáng chế của dự án cũng mất một phần giá trị bởi quyết định của FED. Nhiều khả năng dự án sẽ không tìm được người muốn mua lại.

Meta sở hữu 1/3 cổ phần của Diem và các đối tác nắm giữ phần còn lại. Nhiều quỹ đầu tư và công ty công nghệ đồng ý trả một khoản phí để được tham gia đầu tư. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có danh sách đầy đủ những cái tên tham gia.

Diem có công bố các đối tác nổi bật trên trang web chính thức của mình. Những cái tên gồm có quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z), Union Square Ventures và tập đoàn kinh tế của chính phủ Singapore Temasek Holding. Các công ty tiền mã hóa như Coinbase cũng tham gia. Nền tảng đặt xe Uber hay công ty thương mại điện tử Shopify cũng góp mặt.

Tháng 11/2021, chính quyền Mỹ ra quyết định chính thức về stablecoin. Bộ Tài chính Mỹ cho biết nhà phát hành tiền ổn định dùng trong hoạt động thanh toán phải là các ngân hàng đang chịu sự giám sát của chính phủ.

Điều này nhằm hạn chế các công ty công nghệ tự phát hành tiền số của riêng mình nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nếu để điều này diễn ra sẽ dẫn đến “quyền lực kinh tế được tập trung quá mức vào một nhóm nhỏ các công ty”, Bộ Tài chính Mỹ nhận định trong báo cáo.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Gia đình Trump cảnh báo đồng TrumpCoin

 Eric Trump, con trai ông Trump, cho biết sẽ có hành động pháp lý với meme coin này.

TrumpCoin là meme coin ra mắt năm 2016, hướng đến những người ủng hộ Tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông Donald Trump. Tuy nhiên, trong bài viết trên trang cá nhân ngày 25/1, con trai thứ của ông Trump là Eric Trump đã cảnh báo TrumpCoin là lừa đảo và cho biết sẽ có biện pháp pháp lý với đồng tiền này.

“Gia đình chúng tôi vừa biết được một đồng tiền điện tử sử dụng biểu tượng TRUMP có tên gọi là ‘TrumpCoin’. Sản phẩm không hề liên quan đến chúng tôi. Chúng tôi chưa từng ủy quyền hay liên kết gì với tổ chức này. Chúng tôi sẽ sớm có hành động pháp lý”, phó Chủ tịch tập đoàn Trump Organization thông báo trên trang Twitter của mình.

Đồng meme TrumpCoin ra mắt vào ngày 20/12/2016, nhưng gần đây mới bị nhà Trump dọa kiện. Ảnh: Bitcoin.com.

Tài khoản TrumpCoin sau đó đã trả lời Eric Trump kèm theo lời khẳng định rằng đồng tiền không có bất kỳ sự hợp tác nào với cựu Tổng thống Mỹ. Trên trang web, nhà phát triển meme coin này cho biết TrumpCoin "không thuộc sở hữu, được chứng thực hay liên kết với Donald J. Trump, tập đoàn Trump Organization và những tổ chức, chi nhánh do cựu Tổng thống Trump quản lý”.

Trả lời phỏng vấn của Cnet, đại diện phát triển TrumpCoin cũng nhấn mạnh rằng đồng tiền đã được vận hành 5 năm và “chưa từng có hợp tác với gia đình Trump kể từ những ngày đầu thành lập”.

“Sự hiểu lầm này đã đưa chúng tôi vào thế khó xử”, đại diện từ TrumpCoin bổ sung.

Theo thống kê của CoinMarketCap, tổng giá trị vốn hóa của TrumpCoin khoảng 1,5 triệu USD với lượng cung là 6,6 triệu đồng coin. Đồng meme này gần đây không ghi nhận bất kỳ khối lượng giao dịch nào. Tuy nhiên, Decrypt cho biết sau dòng tweet của Eric Trump giá đồng TrumpCoin đã tăng 350% vào hôm nay.

Thị trường tiền số từng chứng kiến một cơn sốt tăng giá mạnh của nhiều meme coin trong năm 2021. Ảnh: Reuters.

Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ từng gọi Bitcoin là một “trò lừa đảo chống lại đồng USD” và không ít lần bày tỏ quan điểm phản đối tiền ảo. Tuy nhiên, không giống chồng mình, bà Melania Trump lại là một người rất hứng thú với Bitcoin và NFT. Thậm chí bà còn ra mắt sản phẩm NFT của riêng mình với tên gọi "Melania’s Vision" vào tháng 12/2021.

Facebook và Instagram có thay đổi lớn trong những năm tới

 Meta có thể tích hợp tính năng hiển thị, mua bán NFT vào Facebook và Instagram.

Theo FT, các đội ngũ tại Facebook và Instagram đang phát triển tính năng cho phép người dùng hiển thị tác phẩm NFT (tài sản ảo gắn với token không thể thay thế) trên trang cá nhân và tạo ra NFT của riêng họ.

Nguồn tin cho biết Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng xem xét phát hành gian hàng mua bán NFT - tác phẩm kỹ thuật số gắn với blockchain để chứng thực quyền sở hữu.

Facebook va Instagram co the ho tro NFT anh 1

NFT có thể được tích hợp vào Facebook, Instagram trong thời gian tới. Ảnh: Getty Images.

Tháng 12/2021, Adam Mosseri, người đứng đầu Instagram đã tiết lộ kế hoạch "khám phá NFT" nhưng không chia sẻ cụ thể. Dự án NFT của Instagram ban đầu được dẫn dắt bởi Kristin George, Giám đốc Sản phẩm và Nhà sáng tạo cùng David Marcus, Giám đốc Thanh toán và Tiền mã hóa của Facebook.

Sau khi Marcus rời công ty, vị trí trên được thay bởi Stephane Kasriel, cựu CEO nền tảng tìm việc tự do Upwork.

Ví điện tử Novi được Facebook thử nghiệm từ năm ngoái sẽ đóng vai trò quan trọng với kế hoạch. "Nhiều tính năng liên quan đến Novi sẽ dành cho NFT", nguồn tin tiết lộ. Đại diện Meta từ chối bình luận.

Kế hoạch tích hợp NFT vào Facebook đang trong giai đoạn đầu và có thể thay đổi. Đây được xem là động thái đầu tiên của công ty liên quan đến NFT, thị trường trị giá đến 40 tỷ USD sau khi phổ biến từ năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đây chỉ là bong bóng đầu cơ, tạo ra bởi những trò lừa đảo và thao túng thị trường.


Trong tháng 1, OpenSea, "chợ" NFT lớn nhất hiện nay đã huy động thành công 300 triệu USD, nâng mức định giá lên 13 tỷ USD. Trước đó 6 tháng, công ty này đã huy động 100 triệu USD để nâng định giá lên 1,5 tỷ USD.

Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa của Mỹ đã ra mắt website mua bán NFT vào tháng 10/2021. Twitter đang thử nghiệm tính năng trình diễn NFT trên trang cá nhân, trong khi Reddit đã tung ra bộ sưu tập avatar NFT riêng.

Khi công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, CEO Mark Zuckerberg cho biết NFT sẽ hỗ trợ thị trường mua bán hàng hóa trong metaverse, vũ trụ ảo được Facebook đặt nhiều kỳ vọng.

Kế hoạch của Meta sẽ giúp các nghệ sĩ, nhà sáng tạo kiếm tiền từ tác phẩm NFT. Người mua NFT thường dùng chúng làm ảnh đại diện trên mạng xã hội. Đây được xem là cách kiếm doanh thu mới của Facebook và Instagram trong bối cảnh 2 nền tảng này đối diện loạt bê bối về quyền riêng tư, có nguy cơ ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo.

Máy in Canon 3300 báo lỗi E747 0000

Bảng mã lỗi máy in Canon LBP3300 error code, bạn dễ dàng biết lỗi E747 là do Board Formatter rồi nhé.

Mã lỗi Nguyên nhân Kiểm tra các bộ phận liên quan

E000 Lỗi sấy Bộ sấy, bo mạch nguồn, cáp sấy, thanh nhiệt Khối Laser (quang)

E100 Lỗi Laser Scan Bo

E197 an engine communication error Bo nguồn, formatter

E747 Lỗi Board formatter

E805 Lỗi Quạt Quạt , Bo nguồn

Join Our Newsletter